Nhà Ở Xã Hội và những điều cần biết khi mua.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội được quy định tại Khoản 7 Điều 3 của Luật nhà ở 2014 là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà Nước cho các đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà theo quy định của Pháp luật.

Tỉnh Bình Dương được xem là “thủ phủ công nghiệp” hiện đang có 28 khu công nghiệp lớn với mỗi năm thu hút thêm 1 triệu người lao động và hơn 45.000 chuyên gia nước ngoài đến đây làm việc.

Do đó, nhu cầu nhà ở dành cho người lao động và vấn đề cấp thiết và tỉnh Bình Dương đã bắt đầu có các chính sách mua nhà, xây dựng nhà ở xã hội ( NOXH ) người dân có thể ổn định nơi ở.

Nhà ở xã hội có mấy loại?

Nhà ở xã hội gồm có 2 loại là chung cư và nhà liền kềĐối với từng loại nhà sẽ có các quy định về thiết kế và tiêu chuẩn khác nhau.

–Dạng chung cư: Mỗi căn hộ đều được xây dựng khép kín và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn xây dựng. Các căn hộ chung cư trong dự án NOXH có diện tích từ 25m2 sàn – 70m2 sàn. Ở một số địa phương, diện tích tối đa có thể được UBND cấp tỉnh tăng thêm 70% nghĩa là diện tích sàn tối đa được nâng lên là 77m2. Tuy nhiên, số lượng các căn hộ có diện tích 77m2 không được quá 10% số lượng căn hộ của dự án. 

Dạng nhà liền kề: sẽ có diện tích không vượt quá 70m2, diện tích xây dựng tối đa của từng căn là 70m2, hệ số sử dụng đất tối đa là 2,0 lần. Thiết kế của ngôi nhà phải phù hợp với quy hoạch xây dựng do Nhà nước ban hành. 

Ai có thể mua nhà ở xã hội ?

Không phải cũng có thể mua được, nó điều có quy định riêng. Đối tượng mua bao gồm:

– Người có công với cách mạng

– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thôn

– Những gia đình nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai, biến đổi khí hậu

– Người có thu nhập thấp, nghèo và cận nghèo ở khu vực thành phố

– Người đang làm việc tại các công ty trong và ngoài khu công nghiệp

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân, quân đội nhân dân

– Cán độ, công chức, viên chức theo quy định của Pháp luật.

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ

– Những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, phải giải tỏa mặt bằng, phá vỡ nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường, nhà ở, đất ở.

Những điều kiện để mua nhà ở xã hội tại Bình Dương

– Người chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật chội, diện tích nhỏ

– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh Bình Dương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại Bình Dương.

-Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm trở lên ở Bình Dương.

– Ngoài ra, phải là người có thu nhập thấp, tức không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.

Chuyển nhượng trong 5 năm

Nếu chưa đủ 5 năm, người mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, cho chủ đầu tư hoặc cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

Mua nhà ở xã hội sẽ được vay đến 80% giá trị nhà ở với lãi suất rất thấp.

Người mua NOXH sẽ được hỗ trợ vay tối đa 80% giá trị hợp đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và các ngân hàng khác với mức lãi suất ưu đãi.

Hồ sơ pháp lý, thủ tục mua nhà ở xã hội tại Bình Dương hiện nay

Các giấy tờ cần mua nhà ở xã hội được quy định tại điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

Hồ sơ chung bao gồm:

– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BXD

– Bản sao CCCD

– Bản sao hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Hồ sơ chứng minh khách hàng và thực trạng nhà ở

– Với đối tượng có công với cách mạng phải đưa ra được giấy tờ chứng minh về mình theo quy định của Pháp luật, xác nhận về thực trạng nhà ở, hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở của Nhà nước.

– Nhóm đối tượng thuộc diện 4, 5, 6, 7 theo Điều 49 của Luật nhà ở cần phải mang có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức làm việc về bản thân và tình trạng nhà ở hiện tại.

– Nhóm đối tượng thuộc diện 8 theo Điều 49 Luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà công vụ cho cơ quan quản lý công vụ cấp.

– Nhóm đối tượng thuộc diện 9 theo Điều 49 Luật nhà ở nên có giấy xác nhận của cơ sở đào tạo tại nơi đang học tập

– Nhóm đối tượng thuộc diện 10 theo Điều 49 Luật nhà ở phải mang theo bản sao công chứng chứng minh anh chị có tên trong danh sách thu hồi đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất của cơ quan thẩm quyền.

Thêm vào đó, trường hợp phải mang kèm theo giấy xác nhận của UBND cấp huyện nơi khách hàng có nhà, đất bị thu hồi nhưng chưa được Nhà nước bồi thường.

 Hồ sơ chứng minh điều kiện cư trú của khách hàng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

– Trường hợp 1: Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Anh chị mang theo bản sao chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

– Trường hợp 2: Chưa có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bản sao chứng thực giấy đăng ký tạm trú.

Hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm trở lên tính từ thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Và nộp giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài ra, đối với trường hợp khách hàng đang làm việc cho các chi nhánh, văn phòng đại diện tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm xã hội ở trụ sở chính, bắt buộc anh chị cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Các nhóm khách hàng thuộc Khoản 4 Điều 49 Luật nhà ở sẽ kê khai theo mức thu nhập của bản thân

Riêng các khách hàng thuộc khoản 5, 6, 7 Điều 49 thì cần phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị hiện đang làm việc về thu nhập có đang nằm trong diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo đúng quy định của Pháp luật.

Hotline hỗ trợ thêm: 0919 665 019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *