BÌNH PHƯỚC – ĐỒNG XOÀI- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

                                                      

Một gốc chụp toàn tỉnh Bình Phước

Năm 1889, thực dân Pháp Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà.

1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh .


Ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước.

Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức đượcthànhlập.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Bình Phước bước vào thời kỳ mới khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương, cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

 Trải qua nhiều lần tách, nhập về hành chính, đến ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập và đi vào hoạt động.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước – lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu…

Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu… đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước.

Trải qua hơn 23 năm xây dựng kể từ ngày tái lập tỉnh, từ xuất phát điểm rất thấp về kinh tế, Bình Phước ngày nay đang từng ngày đổi mới; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh chóng, hình thành những khu công nghiệp; văn hóa – giáo dục phát triển vượt bậc, cộng đồng các dân tộc đoàn kết cùng phát triển… tạo nên một diện mạo xã hội mới.

Hiện tại, tỉnh Bình Phước đang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

Một gốc TP Đồng Xoài

Thành phố Đồng Xoài phát triển vượt bậc từ bất động sản công nghiệp

Thị trường đất tại Đồng Xoài đứng trước nhiều tiềm năng kể từ khi chính thức lên thành phố

Thành phố Đồng Xoài là đơn vị hành chính loại 1 của Bình Phước, là trung tâm kinh tế tài chính của tỉnh Bình Phước, có các tuyến giao thông huyết mạch là điểm giao thương giữa Đông, Tây Nam Bộ với Tây Nguyên như quốc lộ 14, đường vành đai phía Nam, cao tốc, đường tỉnh lộ… phân nhánh dày nhất tỉnh. Nơi đây dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực Chơn Thành, Đồng Phú, Biên Hòa, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương)…

Chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, tỉnh Bình Phước không ngừng phát triển tạo tiền đề cho bất động sản công nghiệp bùng nổ. Hiện nay, Bình Phước là địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung với 8 khu công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động như: khu công nghiệp Đồng Xoài, khu công nghiệp Bắc Đồng Phú,… Riêng thành phố Đồng Xoài đã hình thành 4 khu công nghiệp với quy mô trên 500 ha.

Trong đó, khu công nghiệp Đồng Xoài I và Đồng Xoài II đang đi vào hoạt động, thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ trên toàn khu vực. Khu công nghiệp Đồng Xoài III và IV cũng đang trong giai đoạn triển khai, sắp đi vào hoạt động.

Hạ tầng tại Bình Phước đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới


Bình Dương và Bình Phước hợp tác mở đường cao tốc hơn 24 nghìn tỷ đồng

Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển kinh tế, đô thị và bất động sản, tỉnh sẽ đầu tư ngân sách lớn để nâng cấp và mở rộng các tuyến đường như:

  • Quốc lộ 13, 14 và đường tỉnh 741
  • Xây dựng mới đường cao tốc TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Chơn Thành, cửa khẩu Hoa Lư
  • Xây dựng mới tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh, Đắk Nông – Chơn Thành,…

Theo đó, Bình Phước xác định chú trọng tính kết nối vùng tạo thành chuỗi đô thị, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Đô thị Đồng Xoài – Chơn Thành – Đồng Phú sẽ là tam giác phát triển.

Bình Dương và Bình Phước hợp tác mở đường cao tốc hơn 24 nghìn tỷ đồng

Tiềm năng phát triển của Bình Phước trong tương lai

  • Bình Phước đang đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, thu hút được lượng lớn người dân lao động ngoại tỉnh. Trong giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh sẽ triển khai khoảng 10 dự án khu công nghiệp mới. Đồng thời đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng bằng các dự án hàng trăm tỷ đồng.
  • Bình Phước sở hữu một quỹ đất sạch lớn, rất thích hợp để phát triển các dự án bất động sản chất lượng đi kèm nhiều tiện ích vượt trội.
  • Dân cư phát triển, ở các thành phố, thị xã đã có nhiều dự án khu đô thị quy mô lớn khu dân cư hiện đại. Tính đến cuối năm 2019, tại Tp. Đồng Xoài đã có hơn 10 dự án quy mô lớn và hơn 30 dự án khác được thực hiện ở các khu vực lân cận. Đầu năm 2020, tỉnh sẽ phê duyệt cho hơn 25 dự án bất động sản đồng loạt triển khai. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường Bình Phước phát triển mạnh mẽ.

Một điều đặc biệt khác tạo nên sức phát triển vượt trội của Bình Phước chính là sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản như: Becamex, Vingroup, FLC, Cát Tường Group,…

Cơ hội đầu tư bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Những biến động trong 03 năm vừa qua, hoàn toàn có thể nhìn rõ sự thay đổi nhanh chóng của cục diện. Từ một thị trường bình lặng, vắng bóng các dự án lớn và các nhà đầu tư. Thế nhưng, từ cuối năm 2017, Bình Phước đã bắt đầu cuộc hành trình lột xác của mình với sự xuất hiện của các khu vực nhà đất tiềm năng. Đầu và giữa năm 2019, đất Bình Phước bắt đầu sốt.

Tiềm năng phát triển rõ rệt, không chỉ nhà đầu tư trong tỉnh, nhiều nhà đầu tư ngoại tỉnh đổ xô nhau mua nhà đất Bình Phước. Đến quý 04 năm 2019, tỷ lệ tăng giá đất Bình Phước đạt trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số khu vực trọng điểm như: Đồng Xoài, Chơn Thành, Bình Long,… giá đất tăng vọt. Đất ở các khu vực đông dân cư, đất mặt tiền đường giao động từ 8 – 12 triệu/m2. Riêng mặt bằng giá đất thổ cư trên toàn tỉnh từ 3 – 4 triệu/m2 đã tăng lên từ 4 – 6 triệu/m2. Trong giai đoạn 2020 – 2025, bất động sản Bình Phước sẽ tiếp tục tăng giá mạnh. Đặc biệt, khu vực nhà đất Đồng Xoài và Chơn Thành sẽ là 02 thị trường tạo nên nhiều bất ngờ nhất trong năm 2020.

Những lợi thế sẵn có, tiềm năng, thế mạnh của Bình Phước đối với các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư trong và ngoài nước?


Tỉnh Bình Phước hiện có 13 KCN với tổng diện tích 4.686ha; trong đó, 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.194ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư có giao thông rất thuận lợi để kết nối với Lào và Thái Lan,
Định hướng mục tiêu của tỉnh đến năm 2025 phát triển 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 583ha; quy hoạch đến năm 2030 phát triển 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.259,17ha.

Hầu hết các KCN của tỉnh Bình Phước đều được quy hoạch nằm ven trục Quốc lộ 13, 14 và đường ĐT741; các tuyến đường này đã được nâng cấp, mở rộng từ 4 – 6 làn xe, rất thuận tiện cho lưu thông liên kết giữa Bình Phước với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Phước với khu vực Tây nguyên và các nước bạn Campuchia, Lào…

Qua bài tổng hợp về tình hình phát triển Bình Phước – TP Đồng Xoài, về thực tế, để cho thấy đây là mảnh đất khá màu mỡ cho các NĐT BĐS cũng như mảnh đất phồn thịnh cho các NDDT nước ngoài đổ vốn vào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *