Đất/ Nhà Sổ chung.
Sổ hồng chung tên thường gọi của nhà/ đất nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất của nhiều người (đồng sở hữu), sổ vi bằng.
Có hai trường hợp:
– Nhà đó đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng cho phần diện tích lớn toàn khu đất các đồng sở hữu sử dụng chung.
“Khi ra sổ đỏ, trên sổ sẽ ghi chú đồng sở hữu tổng khu đất lớn”.
– Nhà đó không đủ điều kiện tách thửa, để thành một cuốn sổ riêng biệt. Hay từ ngữ thường được dùng là “nhà giấy tờ tay”.
Lưu ý: Khi mua bán, cho, tặng, thế chấp, ủy quyền…lô đất sổ chung này phải có sự đồng ý của các bên sở hữu.
Sổ vi bằng
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận những sự kiện, hành vi, bằng chứng mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận hành vi phải khách quan, trung thực để làm chứng cứ trong kiện tụng, tranh trấp.
Lưu ý: Công chứng vi bằng thừa phát lại và Thừa phát lại lập vi bằng có sự chứng kiến, tiếp nhận của công chứng viên là 2 trường hợp khác nhau. Thừa phát lại lập vi bằng mới đủ pháp lý.
Mua bán sổ vi bằng có dễ không?
Thủ tục nhanh gọn: chỉ cần có mặt 2 bên, giữa bán và mua kèm các giấy tờ có liên quan ra Thừa phát lại lập vi bằng. Không cần bên thứ 3 (chủ cũ) để làm chứng. Hình thức như sổ riêng.
Sổ chung có vay ngân hàng được không?
Về mặt dân sự vẫn cho, đây là sở hữu chung hợp nhất.
Sổ đồng sở hữu khi vay ngân hàng thì cần sự đồng ý của các hộ gia đình còn lại đồng ý vay.
Tuy nhiên đồng sở hữu là người xa lạ, không máu mủ thì sẽ khó có thể vay vốn NH do quy định liên quan đến đòi nợ sau này.
- Người đồng ý và không chịu, dẫn đến ngươi trả và người không trả
Nhà sổ chung có nên mua không?
Điều kiện kinh tế khó khăn, gói gém, có thu nhập thấp được ít tiền cần có cái nhà để tạm an cư, không muốn ở chung cư hay mất tiền trọ hàng tháng đây cũng là một biện pháp hữu ích – 1 trong những xu hướng hiện nay với pháp lý an toàn sẽ trách được việc mất trắng đất như giấy tờ tay vì không đủ điều kiện sở hữu.
Nguồn: Internet