Trích lục thửa đất là gì ? Trường hợp cần trích lục thửa đất ?
Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai
Bên cạnh đó trích lục thửa đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.
Các trường hợp cụ thể cần trích lục thửa đất :
- Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất
- Trường hợp Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai
- Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan
- Trường hợp ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất
- Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…
- Trường hợp cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,…
Mua đất có trích lục nhưng chưa có sổ hồng
Theo quy định pháp luật hiện hành, để có thể thực hiện được giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn phải tiến hành thủ tục ký hợp đồng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng. Trong đó, bên chuyển nhượng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng mảnh đất một cách hợp pháp.
Các giấy tờ này theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khoản 16 và khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ nhận thừa kế;
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất (Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT);
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. Theo Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; khoản 16 và khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Như vậy trích lục bản đồ không thuộc danh mục các giấy tờ hợp pháp mà Nhà nước thừa nhận khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, sẽ không thể thực hiện được giao dịch trên.
Ngoài ra, kể cả khi đầy đủ về giấy tờ nêu trên, bạn cũng cần kiểm tra đầy đủ về nguồn gốc mảnh đất được chuyển nhượng (bên chuyển nhượng được thừa kế, tặng cho hay nhận chuyển nhượng), hiện trạng sử dụng (bên chuyển nhượng đang cho người khác thuê hay đang sử dụng), có tranh chấp hay không tranh chấp. Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý thì mới nên thực hiện giao dịch, để đảm bảo an toàn nhất cho bên mua.
Thủ tục mua bán bất động sản khi chưa có sổ hồng
Trong trường hợp bạn quyết định mua mảnh đất chưa có sổ này thì giải pháp hạn chế rủi ro nhất cho bạn là làm Hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai thay vì làm hợp đồng chuyển nhượng.
Lý do nên dùng hợp đồng cọc :
1. Hợp đồng đặt cọc không yêu cầu phải công chứng, vì vậy đất chưa có sổ vẫn làm được hợp đồng đặt cọc có hiệu lực
2. Đưa điều khoản bắt buộc phải ký giấy tờ và làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật cho bên mua (bên đặt cọc) khi được nhà nước cấp sổ đỏ, nếu không thực hiện sẽ bị phạt cọc gấp đôi theo Luật Dân sự
3. Về việc chuyển giao tài sản và tiền cọc bạn có thể giao quyền sử dụng đất luôn và thanh toán 100% tiền đặt cọc tương ứng với số tiền mua nhà.
…….
Hotline hỗ trợ phân tích tình hình BĐS khu vực: 0919 665 019